Sunday, 2 November 2014

Bạn thuộc nhóm người nào?

Ngày trước có đi học tiếng anh thấy họ đưa cho bảng phân nhóm tính cách là V, A, K, Ad chẳng biết là gì. Sau vài tháng gì đấy thì lại được học khóa học làm chủ bản thân thì lại được tiếp xúc với cái món này. Nhưng chỉ biết mơ màng thôi.hihi
Sau này có 1 người bạn đi học 1 lớp nghiêm chỉnh về nó thì mới biết ra đó là phân loại tính cách trong NLP. Nghe thì có vẻ nguy hiểm phết nhưng cái này ứng dụng trong nhiều thứ lắm đấy nhé.

Đầu tiên thì mình cứ nói về cái V, A, K, Ad là cái gì nhé?

Có 4 loại tính cách khác nhau, tương ứng với suy nghĩ, thái độ, hành vi, hành động…khác nhau, không ai giống ai cả.
1. Người thích Nhìn (V).
2. Người thích Nghe (A).
3. Người Cảm xúc (K).
4. Người Nội tâm (AD).

ĐI SÂU VÀO TÝ NHÉ!

1. Người thích NHÌN (V): 

Tướng đi thẳng, tự tin.
Tay, chân & cơ thể di chuyển nhiều khi giao tiếp
Tốc độ nói chuyện rất nhanh.
Vị trí giao tiếp cách khoảng 1 – 1,2 mét với người đối diện.

2. Người thích NGHE (A):

Tướng đi thẳng, tự tin
Tay, chân & cơ thể không di chuyển nhiều khi giao tiếp
Tốc độ nói vừa phải, không quá nhanh
Tư thế đứng hơi nghiêng đầu qua trái hoặc phải khi giao tiếp
Vị trí giao tiếp cách khoảng dưới 1 mét với người đối diện

3. Người CẢM XÚC (K):

Tướng đi hơi cúi xuống, đầu nghiêng về bên phải Tay, chân, cơ thể di chuyển khá chậm khi giao tiếp Tốc độ nói chậm, hơi nhè nhè.
Vị trí giao tiếp,đứng rất gần với người đối diện(khoảng 50 – 70cm

4. Người NỘI TÂM (Ad):

Tướng đi hơi cuối xuống, đầu nghiêng về bên trái Tay, chân, cơ thể di chuyển khá chậm khi giao tiếp Tốc độ nói vừa phải, không quá chậm
Vị trí giao tiếp cách người đối diện khoảng 1 mét

Đấy dựa vào cái này để nhận định ra 1 con người và từ đó sẽ phải thay đổi tư thế, dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt so cho phù hợp với họ thì nó sẽ giúp cho mình và người ấy có phong thái giao tiếp tự nhiên lắm. Các cụ có câu là "Đồng thanh thì tương ứng, đồng khí thì tương cầu mà" 
Chắc là kiến thức học thế cũng cạn rồi, khi nào biết thêm sẽ chia sẻ tiếp!
Lần sau chắc là trắc nghiệm xem mình là ai? và ứng dụng nó như thế nào?....
Cảm ơn anh Hân đã chia sẻ để em có mà chém. 
Sưu tầm: JimHan - langmaster. 


0 comments:

Post a Comment